Lấy tủy răng là phương pháp hiệu quả để điều trị các vấn đề về răng do tủy tổn thương hoặc nhiễm trùng. Vậy lấy tủy răng xong bị đau có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này với Hệ thống Nha khoa AB nhé!
Lấy tủy răng xong có bị đau không?
Sau khi lấy tủy răng, bệnh nhân thường có thể cảm thấy một số triệu chứng đau nhức nhẹ như ê buốt nhẹ, đau khi nhai,… nhưng tình trạng này sẽ không nghiêm trọng hoặc kéo dài. Bởi, các mô xung quanh răng điều trị có thể viêm. Cơn đau sẽ giảm dần trong vài ngày đến 1 tuần. Ngoài ra, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau bác sĩ đã kê, chườm lạnh và súc miệng bằng nước muối để giảm cơn đau sau điều trị. (1)
Nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng như: đau nhiều, đau dai dẳng, sưng, phản ứng dị ứng (sốt, khó thở,…) hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và lên phương án điều trị kịp thời, ngừa biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe.
Lấy tủy răng xong có bị đau nhưng sẽ giảm dần trong vài ngày đến 1 tuần.
Lấy tủy răng xong bị đau là do đâu?
Lấy tủy răng xong bị đau thường do còn sót tủy chưa làm sạch, thủ thuật lấy tủy thường xâm lấn (nong rộng ống tủy để làm sạch)… Nhiều nguyên nhân lấy tủy răng xong vẫn đau như:
- Quá trình chữa tủy răng chưa triệt để
- Do chẩn đoán không đúng, bác sĩ điều trị sai răng, sót răng.
- Lấy sót ống tủy hoặc mô tủy.
- Không làm sạch hết hệ thống ống tủy.
- Kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ kém: việc này có thể vô tình đưa vi khuẩn hoặc mô hoại tử qua chóp và có thể trám bít ống tủy bị thiếu hoặc quá chóp.
- Chất lượng thuốc trám tủy không đảm bảo.
- Răng bị nứt vỡ trong khi lấy tủy hoặc sau khi lấy tủy chỉ trám lại nhưng không bọc sứ: tình trạng này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập trở lại vào răng và gây nhiễm trùng, đau và nhức.
- Đau do viêm nhiễm sau lấy tủy bọc sứ.
Lấy tủy răng xong bị đau thường do còn sót tủy chưa làm sạch hoặc thủ thuật lấy tủy thường xâm lấn (nong rộng ống tủy để làm sạch)…
Các yếu tố nguy cơ khiến răng đã lấy tủy răng xong vẫn bị đau
Một số yếu tố nguy cơ khiến răng đã lấy tủy bị đau, bao gồm:
- Số ống tủy nhiều hoặc bất thường: răng hàm và răng có nhiều chân răng có thể khó điều trị hơn. Ngoài ra, cấu trúc ống tủy bất thường có thể làm phức tạp việc điều trị, dẫn đến việc sót ống tủy cần điều trị và khiến răng đã lấy tủy vẫn đau.
- Mức độ nghiêm trọng của tủy răng trước điều trị: nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc kéo dài trước khi điều trị có thể làm tăng khả năng lâu hồi phục và đau sau khi điều trị tủy răng.
- Các răng cần điều trị tủy lại: răng đã điều trị trước đó có thể có nguy cơ biến chứng cao hơn như gãy hoặc không lấy hết tủy.
- Nghiến răng: tình trạng này khiến răng điều trị bị tác động lực mạnh gây đau và thậm chí nứt mảng trám hoặc mão răng dẫn đến nhiễm trùng.
- Người có vấn đề về khớp cắn: nếu khớp cắn không đúng có thể gây thêm áp lực lên răng đã điều trị. Điều này khiến răng nhanh nứt vỡ hơn.
- Hút thuốc lá: thuốc lá có thể làm chậm quá trình chữa lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Người đang có bệnh nền hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu: một số người mắc bệnh nền như tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu (người già,…) có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
Cách khắc phục sau khi lấy tủy răng xong vẫn đau
Một số cách khắc phục sau khi lấy tủy xong vẫn đau, bao gồm:
1. Điều trị tủy lại
Quy trình cũng bao gồm một số bước tương tự như quy trình điều trị tủy ban đầu nhưng có một số điểm khác biệt chính:
- Loại bỏ phần trám và mão răng hiện có: bác sĩ sẽ loại bỏ mão răng hoặc phần trám cùng với vật liệu trám ống tủy cũ để tiếp cận ống tủy.
- Làm sạch ống tủy: sau khi mở, ống tủy được làm sạch kỹ lưỡng để loại bỏ nhiễm trùng và mảnh vụn.
- Tìm kiếm các ống tủy bị bỏ sót: bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc răng để tìm ống tủy đã bỏ sót, chưa loại bỏ.
- Lấp đầy và bịt kín ống tủy: sau khi đảm bảo tất cả ống tủy đều sạch, bác sĩ sẽ lấp đầy và bịt kín lại răng điều trị để ngừa nhiễm trùng.
- Phục hồi răng: cuối cùng, bác sĩ đặt mão răng hoặc miếng trám mới được vào răng điều trị để phục hồi chức năng và hình dáng của răng.
2. Nhổ răng và trồng implant
Khi răng hỏng quá mức không chữa bằng phương pháp điều trị tủy, nhổ răng và cấy ghép implant có thể là lựa chọn tốt nhất. Quá trình này gồm: loại bỏ răng hỏng và thay thế bằng chân răng nhân tạo (implant – pure titanium) và mão răng sứ.
Đây là giải pháp lâu dài, mô phỏng chặt chẽ hình dáng và chức năng của răng tự nhiên. Ngoài ra, cách này còn ngừa tình trạng mất xương ở hàm – tình trạng thường xảy ra sau khi nhổ răng. Hơn thế nữa, nhổ răng và trồng implant không yêu cầu chăm sóc đặc biệt ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách.
Tuy nhiên, phương pháp này xâm lấn hơn và mất nhiều thời gian so với điều trị tủy. Người bệnh cần phẫu thuật và thời gian lành thương, bao gồm cả lúc implant tích hợp với xương hàm có thể mất vài tháng.
Cách hạn chế cơn đau và ngăn ngừa biến chứng sau điều trị lấy tủy răng
Để hạn chế răng đã điều trị tủy bị đau và ngừa biến chứng sau điều trị tủy, người bệnh hãy lưu ý một số cách sau:
- Thực hiện chẩn đoán hình ảnh: trước khi điều trị tủy răng, bác sĩ có thể cần chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang răng bị ảnh hưởng để tăng độ chính xác về tình trạng và vị trí răng cần điều trị. Bởi, chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ thấy hình ảnh rõ nét về ống tủy và đánh giá được mức độ tổn thương. Điều trị tủy răng thường được thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ, một loại thuốc giảm đau có tác dụng làm tê răng bị nhiễm trùng và nướu xung quanh răng. Trong một số trường hợp răng đã chết và không còn nhạy cảm nữa, có thể không cần sử dụng thuốc gây tê tại chỗ.
- Điều trị tủy tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo vô trùng: người bệnh cần điều trị tủy răng tại các địa chỉ uy tín và đảm bảo vô trùng đúng cách.
- Thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao: việc lấy tủy răng cần được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để ngừa các biến chứng nhiễm trùng.
- Uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ: người bệnh cần uống đúng và đủ liều thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen nhằm giảm đau và viêm để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
- Vệ sinh răng miệng tốt và không hút thuốc lá: người bệnh cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và không hút thuốc lá. Ngoài ra, khách hàng có thể cân nhắc sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để giữ cho vùng răng được sạch sẽ.
- Kiểm tra răng định kỳ: người bệnh sau điều trị cần đến đúng lịch hẹn tái khám nếu có. Các cuộc hẹn tái khám nhằm giúp bác sĩ theo dõi tiến trình lành thương và đảm bảo kết quả điều trị ở mức tốt nhất. Ngoài ra, khách hàng hãy khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Các Bác sĩ của Hệ thống Nha khoa AB đang khám và điều trị răng cho khách hàng
Lấy tủy răng xong bị đau là hiện tượng bình thường và sẽ thuyên giảm sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bác sĩ để kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời. Để hạn chế biến chứng, hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng, sử dụng thuốc đúng chỉ định và tái khám theo lịch hẹn.
Người bệnh nếu muốn khám và điều trị tủy răng hãy đến Hệ thống Nha khoa AB. Tại đây hội tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ tận tâm giúp chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh.
Đừng ngần ngại liên hệ để được tư vấn miễn phí và nhận lịch hẹn sớm nhất!
Địa chỉ: Xem hệ thống chi nhánh tại đây
Hotline: 0346 338 385
Website: https://hethongnhakhoaab.vn
Đặt lịch hẹn trực tuyến: Đặt lịch ngay.