Răng Mọc Lệch: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Hệ Quả Và Cách Xử Lý

Răng Mọc Lệch: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Hệ Quả Và Cách Xử Lý

Răng mọc lệch là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Hàm răng khấp khểnh không đều sẽ cản trở nhiều sự tự tin và khả năng giao tiếp của chúng ta, sức khỏe, vì vậy cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của nó và nhìn nó với góc độ bao quát hơn. Có rất nhiều tình trạng răng mọc lệch với nguyên nhân khác nhau, điều đó dẫn tới những cách giải quyết khác biệt. Vì vậy việc tìm hiểu và xác minh nguyên nhân, dấu hiệu răng mọc lệch, cũng như các hệ quả và cách xử lý là cực kỳ quan trọng để điều trị tình trạng này.

Răng mọc lệch là gì?

Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc không thẳng hàng với các răng khác, có thể do hàm nhỏ so với răng, hoặc các tác động bên ngoài như viêm nướu, sâu răng,… Răng mọc lệch cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề răng miệng khác như hở răng cửa, hô, móm,.. làm ảnh hưởng đến chức năng nhai và suy giảm tính thẩm mỹ của răng.

Các kiểu răng mọc lệch

Có rất nhiều kiểu răng mọc lệch:

1. Răng cửa

Răng cửa lệch là tình trạng cả hai răng cửa đều bị lệch so với cung răng và các răng lân cận. Răng cửa là bộ phận dễ thấy nhất của răng nên khi răng cửa bị lệch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nụ cười và khuôn mặt của bạn. Các dạng răng cửa bị lệch thường gặp bao gồm:

  • Răng cửa mọc theo đường cong hình chữ V: hai răng cửa mọc cong so với các răng còn lại, mép trong nơi hai răng tiếp xúc tạo thành một góc nhọn giống chữ V.
  • Răng cửa bị khấp khểnh: răng không mọc thẳng mà mọc nghiêng, 2 răng có thể nằm cùng bên hoặc khác bên.
  • Răng cửa lộn xộn: răng cửa có thể mọc cụp vào trong hoặc mọc chìa ra ngoài, hoặc cùng mọc cụp vào, hoặc cùng mọc chìa ra.

Xem thêm: Răng khểnh là gì? Vị trí và dấu hiệu mọc như thế nào?

2. Răng hàm dưới mọc lệch

Đây là tình trạng răng hàm dưới không mọc thẳng đứng gần với răng hàm trên mà mọc cụp vào trong. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Răng mọc lệch hàm dưới thường gây ra tình trạng răng móm.

3. Răng hàm trên mọc lệch

Cũng tương tự răng mọc lệch hàm dưới, các răng hàm trên mọc lộn xộn không đúng theo vị trí trên cung răng, có răng trồi ra ngoài, cũng có răng thụt vào trong, làm răng chen chúc gây mất thẩm mỹ, mất đi sự hài hòa, cân đối trên khuôn mặt, và cũng ảnh hưởng chức năng nhai của răng. Răng mọc lệch hàm trên thường gây ra tình trạng răng hô.

4. Răng khôn mọc lệch

Răng khôn có thể mọc lệch ở hàm trên, hoặc hàm dưới hoặc ở cả 2 hàm. Sau đây là các loại răng khôn mọc lệch chủ yếu:

  • Răng khôn mọc lệch xa: Ngược lại với tình trạng răng khấp khểnh, thân răng số 8 nghiêng ra xa, chân răng số 8 ép vào chân răng số 7 gây đau nhức dữ dội ở chân răng. Trường hợp nặng phải nhổ cả 2 răng số 7 và số 8.
  • Răng mọc lệch gần: Thân răng hướng về phía răng số 7. Trường hợp này thức ăn dễ mắc kẹt giữa hai răng gây sâu răng, đôi khi sâu răng sẽ lan sang răng số 7 cũng có thể gây ra nhiễm trùng răng, gây sưng và đau răng.
  • Răng mọc ở má: đầu răng hướng về vùng má nên khi ăn rất dễ cắn vào má, gây tổn thương và rát má.
  • Răng mọc nghiêng 90 độ: Đây là tình trạng răng khôn mọc theo chiều ngang. Đây là tình trạng phổ biến của răng khôn mọc lệch, không chỉ ảnh hưởng đến răng số 7 mà còn có thể dẫn đến tiêu xương, nhiễm trùng hoặc u nang chân răng, hoặc gây xô lệch cả hàm.

Nếu răng mọc lệch gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng

5. Răng thứ 7 mọc lệch

Răng lệch lạc số 7 cũng là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp. Kiểu lệch lạc của răng số 7 gần giống với răng số 8. Răng số 7 cũng có thể mọc theo chiều ngang một góc 90 độ, hoặc hơi nghiêng một góc dưới 45 độ. Răng có thể mọc cụp vào trong hoặc vểnh ra ngoài, hoặc có thể mọc đâm vào răng số 6.

Thông thường, nếu răng số 7 mọc lệch lạc thì cần phải nhổ bỏ chiếc răng đó. Tuy nhiên, răng 7 và 6 đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai và nghiền thức ăn. Nếu nhổ răng số 7 sẽ gây mất răng, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn tạo điều kiện cho các răng khác bị xô đẩy. Mặt khác, vùng răng số 7 cũng có nhiều dây thần kinh liên quan nên khi đề nghị nhổ răng bạn phải hết sức thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhổ răng.

Dấu hiệu răng mọc lệch

Có nhiều loại răng mọc lệch khác nhau và có nhiều triệu chứng liên quan đến tình trạng này. Một số người có thể chỉ có một chiếc răng lệch vị trí, trong khi những người khác có nhiều chiếc răng có vẻ khấp khểnh. Một số cá nhân có thể có khoảng trống giữa các răng gây thiếu sự cân đối. Răng mọc lệch có thể ở mức độ nhẹ đến nặng tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Hình ảnh răng mọc lệch ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của răng khấp khểnh bao gồm khoảng cách giữa các răng không đối xứng, răng chồng lên nhau, lệch lạc, cắn chéo, cắn quá mức hoặc cắn thiếu.

Nguyên nhân răng mọc lệch là gì?

Răng lệch lạc có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1. Vệ sinh răng miệng kém

Nếu không vệ sinh răng miệng tốt, bạn có thể bị viêm nướu (hay là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng). Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể phát triển thành viêm nha chu. Dạng bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn này có thể khiến răng của bạn lung lay, dịch chuyển hoặc thậm chí mất răng.

(1) Tham khảo thêm: What causes crooked teeth?

2. Do di truyền

Răng khấp khểnh có thể do di truyền. Sự chen chúc, kích thước hàm, hình dạng hàm, có quá nhiều răng, răng hô, răng móm và sự phát triển răng hoặc vòm miệng kém là một số tình trạng có thể di truyền trong gia đình.

3. Mất răng sữa sớm

Nếu bạn mất một chiếc răng sữa sớm khi còn nhỏ, điều đó có thể khiến các răng khác di chuyển vào vùng bị mất, lấn át vùng mà răng vĩnh viễn sẽ mọc lên.

4. Do chấn thương

Chấn thương do thể thao và các tai nạn khác có thể khiến răng của bạn bị lệch lạc.

5. Do những thói quen xấu

Nếu bạn có thói quen mút ngón tay cái (hoặc đồ chơi, v.v.) khi còn nhỏ, đó có thể là nguyên nhân khiến hàm răng mọc lệch lạc. Thói quen đẩy lưỡi lâu dần có thể dẫn đến tình trạng răng khấp khểnh. Thói quen thở bằng miệng ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến vị trí, cũng như cách răng mọc.

(2) Tham khảo thêm: What Causes Crooked Teeth and How to Straighten Them. Healthline.

Nhận đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ, xương và mô của cơ thể. Nếu cơ thể bạn không nhận được những gì nó cần, nó có thể dẫn đến răng mọc lệch, cùng nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Ảnh hưởng của răng bị mọc lệch

Trong một số trường hợp, răng mọc lệch có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Ví dụ, răng mọc lệch có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai, khiến bạn bị đau mỗi khi ăn. Răng khấp khểnh cũng có thể gây mòn răng, nướu và cơ hàm, dẫn đến răng bị nứt, căng cơ hàm, rối loạn khớp thái dương hàm và đau đầu mãn tính.

1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt

Sự không hài lòng với ngoại hình của bạn có thể dẫn đến sự thiếu tự tin và tránh xa xã hội. Ngoài ra, một số người có thể cảm thấy tự ti về hàm răng khấp khểnh của mình đến mức ngừng cười hoặc né tránh các hoạt động xã hội.

2. Suy giảm chức năng ăn nhai

Răng khấp khểnh cũng có thể cản trở việc nhai đúng cách, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

(3) Tham khảo thêm: Dental health with crooked teeth and misaligned bites.

3. Tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về răng miệng

Răng mọc lệch nên rất khó vệ sinh Điều này có thể dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng. Nếu không được điều trị, bệnh nướu răng có thể dẫn đến viêm nha chu, một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có thể làm hỏng xương và răng.

Răng mọc lệch dễ ảnh hưởng đến các răng lân cận và gây sâu răng

4. Phát âm sai

Nếu răng của bạn bị lệch, chúng có thể ảnh hưởng đến cách bạn phát âm, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.

Cách phòng ngừa răng mọc lệch

Mặc dù các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc răng có mọc lệch hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền, nhưng một vài biện pháp phòng ngừa sau đây sẽ hữu ích để ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Ví dụ, trẻ em bị mất răng sữa và có răng trưởng thành đang mọc, cha mẹ nên chú ý để con không mút tay, tránh cho răng mọc lệch.

Tương tự như vậy, việc đảm bảo rằng quá trình chăm sóc răng đúng chuẩn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn di truyền tiến triển nặng. Nên đi khám nha sĩ định kỳ và chụp hình X – quang răng thường xuyên để đảm bảo răng mọc đúng hướng.

Thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ sẽ ngăn ngừa mảng bám hình thành, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng

Cách chữa răng mọc lệch

Răng mọc lệch có thể do di truyền hoặc yếu tố ngoại biên tác động. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau mà người ta có thể thực hiện để căn chỉnh vị trí răng và ngăn ngừa răng tổn thương thêm. Một số phương pháp điều trị răng mọc lệch phổ biến bao gồm:

1. Sử dụng khí cụ cho trẻ 6 – 12 tuổi

Phương pháp này được áp dụng cho trẻ từ 6 – 12 tuổi mọc răng lệch, có xương hàm sai lệch như móm xương, hô xương,… Cụ thể, bác sĩ tiến hành điều trị kết hợp với các khí cụ chỉnh nha nhằm can thiệp chỉnh nha từ sớm.

2. Phương pháp niềng răng

Một trong những phương pháp điều trị răng lệch lạc phổ biến là sử dụng niềng răng kim loại để làm thẳng răng. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài vào răng và dùng dây nẹp lại để tạo áp lực lên răng. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với những trường hợp răng lệch lạc nghiêm trọng.

Cũng có thể lựa chọn niềng răng bằng khay trong suốt, được thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân, dựa trên kích thước và cấu trúc răng. Những bộ chỉnh răng này không cần gắn cố định vào răng và người dùng có thể tháo ra bất cứ khi nào họ muốn, như là trong bữa ăn và khi đánh răng. Mặc dù những bộ chỉnh răng này có thể được tháo ra theo ý muốn nhưng bạn nên đeo chúng khoảng 22 giờ mỗi ngày. Phương pháp này phù hợp cho hàm răng lệch lạc ít.

Niềng răng bằng sứ cũng giống như niềng răng bằng kim loại. Điểm khác biệt duy nhất là thay vì mắc cài bằng kim loại, người ta sử dụng mắc cài bằng sứ.

Phương pháp niềng răng giúp cố định vị trí các răng mọc lệch, giúp răng thẳng hàng, đều đẹp

3. Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình

Phẫu thuật chỉnh hình răng mọc lệch là giải pháp can thiệp y khoa giúp phục hình các răng bị lệch lạc nghiêm trọng. Thông thường những trường hợp này đều không thể niềng hay bọc răng sứ.

Phương pháp này yêu cầu bác sĩ phải cắt bỏ một đoạn xương và cả răng ở vị trí mọc lệch hay cần chỉnh sửa sau đó mới tiến hành đưa răng về vị trí hợp lý rồi cố định bằng nẹp vít. Sau khi phẫu thuật xong bạn sẽ có một hàm răng đều đẹp như ý.

Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình là phương pháp mang tính thẩm mỹ và đòi hỏi kỹ thuật cao. Khi thực hiện cần can thiệp vào xương và hàm nên bác sĩ thực hiện cần phải có kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng. Chính vì thế, khi lựa chọn thực hiện phương pháp này bạn nên chọn những cơ sở uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt có chuyên môn và kỹ thuật cao.

4. Phương pháp bọc răng sứ

Đối với những người bị lệch lạc nhẹ chỉ ở một vài răng cửa thì bọc răng sứ là một sự lựa chọn phù hợp. Trước khi gắn mặt dán sứ, nha sĩ sẽ cạo bỏ những phần răng lệch lạc và tạo cấu trúc phù hợp, sau đó gắn sứ lên bề mặt răng.

5. Cấy ghép răng

Cấy ghép implant dùng để thay thế cho 1 hay nhiều răng đã mất, nhằm phòng tránh nguy cơ răng mọc lệch lạc hoặc lệch hàm. Nếu tình trạng lệch lạc là do răng khấp khểnh hoặc gãy, bạn có thể thay thế răng bằng cấy ghép implant để có một bộ răng thẳng hàng. Quá trình cấy ghép răng implant kéo dài vì trước tiên bệnh nhân sẽ cần lấy một thanh titan và cầu răng sẽ được gắn vào thanh này. Sau đó chân răng nhân tạo này sẽ được gắn chặt vĩnh viễn vào hàm.

Địa chỉ điều trị răng mọc lệch hiệu quả

Đến với Hệ thống Nha khoa AB, các bạn sẽ được các bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, từ đó lên phác đồ điều trị và tư vấn lộ trình phù hợp nhất. Hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng ốc sạch sẽ, dụng cụ vô trùng,… sẽ giúp khách hàng được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách chuyên nghiệp.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tâm Đan đang thăm khám cho khách hàng

Phát hiện sớm các vấn đề răng miệng để điều trị kịp thời. Hãy liên hệ ngay với Hệ thống Nha khoa AB để được tư vấn chi tiết:

📍 Địa chỉ: Xem hệ thống chi nhánh tại đây
📞 Hotline: 0346 338 385
🌐 Website: https://hethongnhakhoaab.vn
📅 Đặt lịch hẹn trực tuyến: Đặt lịch ngay.

Răng mọc lệch ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti và suy giảm chất lượng đời sống. Đặc biệt răng cửa mọc lệch còn khiến người bệnh nói ngọng, tạo thành khó khăn khi giao tiếp. Sự can thiệp nha khoa ở những nơi có uy tín, có chuyên môn cao và thâm niên điều trị tình trạng răng mọc lệch sẽ mang lại kết quả chỉnh nha sau cùng mỹ mãn, lấy lại nụ cười tự tin, trẻ đẹp cho người bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *